Đã 45 năm trôi qua kể từ ngày bác sĩ Sam Axelrad rời Việt Nam. Ông trở lại mảnh đất gắn liền với quá khứ đau thương để tìm lại chủ nhân của một vật mà ông vẫn gìn giữ ở bang Texas (Mỹ) trong suốt gần nửa thế kỷ. Đó là đoạn xương cánh tay của người lính Bắc Việt Nam mà ông đã cứu sống năm 1966, bất chấp việc hai con người thuộc hai chiến tuyến đối nghịch nhau. Nhiều người cho rằng đó là một ý tưởng điên rồ nhưng đối với ông, đó là một phần của lịch sử, của cuộc chiến mà ông căm ghét, của tình người vượt qua bom đạn và rào cản chính trị.
Câu chuyện gần nửa thế kỷ
Bác sĩ Sam Axelrad vẫn nhớ như in ngày 27.10.1966, khi ông đang là chỉ huy một đơn vị y tế Mỹ phục vụ cho doanh trại Radcliff gần An Khê, thuộc tỉnh Gia Lai ngày nay. Trực thăng chở một người lính Việt cộng đến trạm y tế của ông trong tình trạng nguy kịch với một cánh tay đã thối rữa và không còn cử động được nữa. “Ngay khi anh ấy được đưa đến, chúng tôi lập tức tiêm kháng sinh, thử máu và đưa anh ấy lên bàn mổ, phẫu thuật cắt rời hơn nửa cánh tay dưới bị hoại tử, để cứu mạng sống cho anh ấy. Tôi biết anh ấy là Việt cộng, nhưng với lương tâm của một bác sĩ, tôi không thể để anh ấy chết vì nhiễm trùng” - bác sĩ Sam Axelrad kể với chất giọng đặc miền tây nước Mỹ.
Và người bác sĩ 28 tuổi đã quyết định giữ lại phần xương cánh tay bị cắt rời của người bệnh từ bên kia chiến tuyến. Theo lời bác sĩ Sam Axelrad, Charlie - tên ông gọi người lính Việt cộng ấy - bị thương ở cánh tay phải do trúng đạn của lính Mỹ khoảng 3 tháng trước đó. Anh bị bắn bên một bờ sông, ngã xuống và trôi theo dòng nước, nhờ thế mà thoát khỏi sự truy đuổi của quân thù. Anh lang thang và sống lay lắt bằng cách ăn lá cây và những con thú nhỏ trong rừng.
Bác sĩ Axelrad nhớ lại rằng Charlie hồi phục rất nhanh và các y sĩ trong đơn vị rất yêu quý anh, coi anh như người trong gia đình. Nhưng rồi mọi việc không đơn giản như vậy. Một ngày nọ, chỉ huy của ông triệu tập ông đến và hỏi: “Có phải anh đang giữ kẻ thù ở chỗ anh không?”.
- Vâng, thưa ngài - ông trả lời.
- Anh ta ở đây bao lâu rồi?
- Khoảng 2 tháng - ông nói.
- Anh có 24 giờ để đưa anh ta đi!
- Vâng, thưa ngài! - ông nói, giơ tay lên chào và bước ra khỏi lều chỉ huy.
Bác sĩ Sam Axelrad đưa người bệnh bằng trực thăng đến Quy Nhơn, Bình Định, và xin cho anh làm việc tại một phòng khám trung lập ở địa phương.
Bác sĩ trở lại Mỹ vào ngày 11.8.1967, đúng một năm sau khi bị điều động đến Việt Nam. Sam Axelrad tiếp tục sự nghiệp là một bác sĩ phẫu thuật quân y tại Hoa Kỳ và giải ngũ năm 1968. Với những kiến thức y khoa tiếp thu từ Đại học Texas và Đại học Georgetown ở Washington D.C thời sinh viên trước đó, ông trở thành bác sĩ chuyên khoa tiết niệu của Trường đại học Y Baylor ở Houston, Texas và theo đuổi chuyên ngành này đến khi nghỉ hưu. Nhưng vợ đẹp và ba người con ngoan, cùng một sự nghiệp ổn định không giúp ông thoát khỏi những ký ức đau buồn ở chiến trường Việt Nam.
Trả lại kỷ vật
Khi nói về kỷ vật đặc biệt trong chiến tranh gần nửa thế kỷ qua, bác sĩ Sam Axelrad nói rằng: “Tôi cũng không còn sống được bao lâu nữa. Tôi không muốn giao kỷ vật này cho các con cháu. Nó cần được trả lại cho chủ của nó hoặc gia đình của anh ấy”. Những giấy tờ mà ông còn giữ lại cho thấy tên thật của Charlie là Nguyễn Quang Hùng, 20 tuổi, quê ở Hà Nội. Và bác sĩ Sam Axelrad đã đến đây sau 45 năm để đi tìm lại người lính Việt Nam năm xưa. “Tôi đã gìn giữ cẩn thận cánh tay của anh ấy suốt bao năm qua và giờ đã đến lúc trả lại những gì thuộc về Việt Nam”.
Năm 2011, ông quay trở lại Việt Nam, đi thăm bongke dưới khách sạn Metropole Hà Nội và kể cho hướng dẫn viên, chính là một phóng viên địa phương những chuyện chiến tranh. Cô đã viết về câu chuyện của bác sĩ người Mỹ và cánh tay đặc biệt trên lên báo. Nhờ đó, ông Axelrad phát hiện ra người lính năm xưa vẫn còn sống và quyết định trả lại đoạn xương tay.
Để thực hiện được ý định của mình, Axelrad đã phải làm việc nhiều tháng liền với các cơ quan lãnh sự và vận tải tại Mỹ.
"Cuối cùng, tôi được phép cất đoạn xương trong hành lý của mình và nó đã đi qua các chốt kiểm tra mà không gặp vấn đề gì", ông nói. "Bạn không thể mang theo một thi thể nếu không được phép, nhưng xương thì có thể".
Ông Nguyễn Quang Hùng, giờ đã 74 tuổi và có 7 người con. Vợ ông mới qua đời gần đây.
Năm 1966, sau khi bị cắt chi, ông Hùng phải mất 8 tháng mới phục hồi được sức khỏe. Ông làm trợ lý cho các bác sĩ quân đội Mỹ 6 tháng và trải qua phần còn lại của cuộc chiến bằng cách hành nghề y ở làng. Sau chiến tranh, ông từng làm việc trong chính quyền địa phương 10 năm rồi sau đó nghỉ hưu và ở nhà làm nông.
Ban đầu, khi nghe tin cánh tay bị cắt bỏ ngày nào của mình sẽ được đưa về Việt Nam, ông "thực sự không thể tin được". Ông quá kinh ngạc khi biết rằng mình sẽ được nhận lại một phần cơ thể mà ông đã mất đi từ năm mới 27 tuổi.
"Tôi quá vui mừng. Tôi nghĩ rằng chuyện này rất hiếm có ở Việt Nam, thậm chí trên thế giới", cựu chiến binh nói. "Tôi sẽ đặt cánh tay vào tủ kính. Tôi sẽ nói với những người đến thăm nhà mình rằng "hãy nhìn này, tôi đã từng chiến đấu như thế", ông nói và hy vọng sau này, khi qua đời, sẽ được chôn cất cùng đoạn xương.
Anh 1:Bức ảnh được chụp năm 1967, bác sĩ Sam Axelrad cầm đoạn xương tay đã cắt bên cạnh anh lính Nguyễn Quang Hùng.
Anh 2:Cuộc gặp gỡ sau 47 năm của bác sĩ người Mỹ và người lính Nguyễn Quang Hùng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Câu chuyện gần nửa thế kỷ
Bác sĩ Sam Axelrad vẫn nhớ như in ngày 27.10.1966, khi ông đang là chỉ huy một đơn vị y tế Mỹ phục vụ cho doanh trại Radcliff gần An Khê, thuộc tỉnh Gia Lai ngày nay. Trực thăng chở một người lính Việt cộng đến trạm y tế của ông trong tình trạng nguy kịch với một cánh tay đã thối rữa và không còn cử động được nữa. “Ngay khi anh ấy được đưa đến, chúng tôi lập tức tiêm kháng sinh, thử máu và đưa anh ấy lên bàn mổ, phẫu thuật cắt rời hơn nửa cánh tay dưới bị hoại tử, để cứu mạng sống cho anh ấy. Tôi biết anh ấy là Việt cộng, nhưng với lương tâm của một bác sĩ, tôi không thể để anh ấy chết vì nhiễm trùng” - bác sĩ Sam Axelrad kể với chất giọng đặc miền tây nước Mỹ.
Và người bác sĩ 28 tuổi đã quyết định giữ lại phần xương cánh tay bị cắt rời của người bệnh từ bên kia chiến tuyến. Theo lời bác sĩ Sam Axelrad, Charlie - tên ông gọi người lính Việt cộng ấy - bị thương ở cánh tay phải do trúng đạn của lính Mỹ khoảng 3 tháng trước đó. Anh bị bắn bên một bờ sông, ngã xuống và trôi theo dòng nước, nhờ thế mà thoát khỏi sự truy đuổi của quân thù. Anh lang thang và sống lay lắt bằng cách ăn lá cây và những con thú nhỏ trong rừng.
Bác sĩ Axelrad nhớ lại rằng Charlie hồi phục rất nhanh và các y sĩ trong đơn vị rất yêu quý anh, coi anh như người trong gia đình. Nhưng rồi mọi việc không đơn giản như vậy. Một ngày nọ, chỉ huy của ông triệu tập ông đến và hỏi: “Có phải anh đang giữ kẻ thù ở chỗ anh không?”.
- Vâng, thưa ngài - ông trả lời.
- Anh ta ở đây bao lâu rồi?
- Khoảng 2 tháng - ông nói.
- Anh có 24 giờ để đưa anh ta đi!
- Vâng, thưa ngài! - ông nói, giơ tay lên chào và bước ra khỏi lều chỉ huy.
Bác sĩ Sam Axelrad đưa người bệnh bằng trực thăng đến Quy Nhơn, Bình Định, và xin cho anh làm việc tại một phòng khám trung lập ở địa phương.
Bác sĩ trở lại Mỹ vào ngày 11.8.1967, đúng một năm sau khi bị điều động đến Việt Nam. Sam Axelrad tiếp tục sự nghiệp là một bác sĩ phẫu thuật quân y tại Hoa Kỳ và giải ngũ năm 1968. Với những kiến thức y khoa tiếp thu từ Đại học Texas và Đại học Georgetown ở Washington D.C thời sinh viên trước đó, ông trở thành bác sĩ chuyên khoa tiết niệu của Trường đại học Y Baylor ở Houston, Texas và theo đuổi chuyên ngành này đến khi nghỉ hưu. Nhưng vợ đẹp và ba người con ngoan, cùng một sự nghiệp ổn định không giúp ông thoát khỏi những ký ức đau buồn ở chiến trường Việt Nam.
Trả lại kỷ vật
Khi nói về kỷ vật đặc biệt trong chiến tranh gần nửa thế kỷ qua, bác sĩ Sam Axelrad nói rằng: “Tôi cũng không còn sống được bao lâu nữa. Tôi không muốn giao kỷ vật này cho các con cháu. Nó cần được trả lại cho chủ của nó hoặc gia đình của anh ấy”. Những giấy tờ mà ông còn giữ lại cho thấy tên thật của Charlie là Nguyễn Quang Hùng, 20 tuổi, quê ở Hà Nội. Và bác sĩ Sam Axelrad đã đến đây sau 45 năm để đi tìm lại người lính Việt Nam năm xưa. “Tôi đã gìn giữ cẩn thận cánh tay của anh ấy suốt bao năm qua và giờ đã đến lúc trả lại những gì thuộc về Việt Nam”.
Năm 2011, ông quay trở lại Việt Nam, đi thăm bongke dưới khách sạn Metropole Hà Nội và kể cho hướng dẫn viên, chính là một phóng viên địa phương những chuyện chiến tranh. Cô đã viết về câu chuyện của bác sĩ người Mỹ và cánh tay đặc biệt trên lên báo. Nhờ đó, ông Axelrad phát hiện ra người lính năm xưa vẫn còn sống và quyết định trả lại đoạn xương tay.
Để thực hiện được ý định của mình, Axelrad đã phải làm việc nhiều tháng liền với các cơ quan lãnh sự và vận tải tại Mỹ.
"Cuối cùng, tôi được phép cất đoạn xương trong hành lý của mình và nó đã đi qua các chốt kiểm tra mà không gặp vấn đề gì", ông nói. "Bạn không thể mang theo một thi thể nếu không được phép, nhưng xương thì có thể".
Ông Nguyễn Quang Hùng, giờ đã 74 tuổi và có 7 người con. Vợ ông mới qua đời gần đây.
Năm 1966, sau khi bị cắt chi, ông Hùng phải mất 8 tháng mới phục hồi được sức khỏe. Ông làm trợ lý cho các bác sĩ quân đội Mỹ 6 tháng và trải qua phần còn lại của cuộc chiến bằng cách hành nghề y ở làng. Sau chiến tranh, ông từng làm việc trong chính quyền địa phương 10 năm rồi sau đó nghỉ hưu và ở nhà làm nông.
Ban đầu, khi nghe tin cánh tay bị cắt bỏ ngày nào của mình sẽ được đưa về Việt Nam, ông "thực sự không thể tin được". Ông quá kinh ngạc khi biết rằng mình sẽ được nhận lại một phần cơ thể mà ông đã mất đi từ năm mới 27 tuổi.
"Tôi quá vui mừng. Tôi nghĩ rằng chuyện này rất hiếm có ở Việt Nam, thậm chí trên thế giới", cựu chiến binh nói. "Tôi sẽ đặt cánh tay vào tủ kính. Tôi sẽ nói với những người đến thăm nhà mình rằng "hãy nhìn này, tôi đã từng chiến đấu như thế", ông nói và hy vọng sau này, khi qua đời, sẽ được chôn cất cùng đoạn xương.
Anh 1:Bức ảnh được chụp năm 1967, bác sĩ Sam Axelrad cầm đoạn xương tay đã cắt bên cạnh anh lính Nguyễn Quang Hùng.
Anh 2:Cuộc gặp gỡ sau 47 năm của bác sĩ người Mỹ và người lính Nguyễn Quang Hùng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Comments
Post a Comment