Nhiều người chửi "cái quần què" nhưng thực tế không nhiều người hiểu nó là cái quần gì. Vậy hôm nay, xin mạn phép kể hầu bà con chuyện sự tích về cái quần què.
Việc bắt đầu như sau...
Ngày xửa ngày xưa, xưa thiệt là xưa, khi Thượng Đế chỉ mới kịp tạo ra hai đứa con người là Adam và Eva. Vì ham mê giàu sang, Eva bán đi hạnh phúc đời mình nơi vườn địa đàng, để Thượng Đế đuổi cổ hai đứa xuống mặt đất sống chung với thú cho biết mùi đau khổ.
Nhưng dù gì cũng là con mình tạo ra, bỏ không đành, Thượng Đế quyết định xuống đất coi hai đứa nó sống ra sao. Thượng Đế hóa mình vào mặt đất, nằm lặng im quan sát. Adam đi ngang, nhìn trước ngó sau rồi giở chứng "tiểu đường", tè lên mặt Thượng Đế đang nằm đó luôn,
Thượng đế giận lắm, nhưng người suy nghĩ, "Nó tè vô mặt mình, nhưng xong rồi cũng gật gật cái đầu để xin lỗi, chắc là mắc lắm nên làm liều, thôi bỏ qua cho nó."
Được một hồi sau, Eva cũng đi ngang qua chỗ đó, nhìn trước ngó sau rồi ngồi xuống "tiểu đường" y chang Adam. Nhưng lần này, Thượng Đế lại nổi trận lôi đình.
"Nó tè vô mặt mình, không biết hối lỗi mà còn nhép nhép miệng cười, đúng là hỗn hào. Từ giờ phạt nó mỗi tháng hộc máu một lần, mỗi lần vậy là mỗi đau đớn cho chừa tật."
Và thế là, cứ mỗi tháng như vậy, đàn bà lại phải chịu đau đớn, chảy máu ngay chỗ đó vì đã lầm lỡ ngày xưa. Hết chuyện!
Nói chơi cho vui, chứ chuyện kinh nguyệt của phụ nữ thì ai từng học qua giáo dục giới tính thì đều biết. Do quá trình rụng trứng, phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt là một vòng lặp khoảng 30 ngày, và mỗi lần như vậy thường có khi rất đau đớn.
Việc này kéo dài như vậy trong khoảng 35 đến 40 năm cuộc đời, trung bình ra phụ nữ phải chịu khoảng 400 đến 420 cơn đau do hành kinh. Hơi bị đau nhé!
Mặc dù, chuyện kinh nguyệt là bước đánh dấu quan trọng trong đời một người con gái, cột mốc của sự trưởng thành, nhưng lại chẳng người nào chỉ cho họ nhận thức được việc này, mà thường gắn nó vào một cái gì đó hết sức đáng xấu hổ, thậm chí là dơ bẩn, nói đến cũng ngượng ngùng mà dùng các từ khác kiểu như "nguyệt san, đèn đỏ, tới tháng..."
Thế mới thấy đàn bà khổ. Sinh ra thì cơ thể phải có như vậy, mà có thì bị người khác cho là gớm. Hệ tư tưởng Á Đông gắn chặt vào phụ nữ đến nỗi chính bản thân họ cũng tự nhận mình là "không sạch sẽ" trong khoảng thời gian mỗi tháng này.
Trong những ngày kinh nguyệt, dĩ nhiên để không xấu hổ, không để người khác phát hiện, phụ nữ phải chọn cho mình trang phục để che đậy chuyện đó. Và từ đây cái "quần què" ra đời.
Thực chất, từ gốc của "quần què" chính xác phải là "quần hòe" theo tên của một loài hoa, hoa hòe.
Hoa hòe được dùng trong đông y, đặc biệt có khả năng cầm máu, chống rong kinh ở phụ nữ. "Mặc quần hòe" là một từ ngày xưa được dùng để chỉ việc người phụ nữ đang trong tháng kinh nguyệt và muốn qua cho nhanh khỏi giai đoạn này. "Quần hòe" may bằng vải màu sẫm, thường là màu đen, để lỡ có khi sơ ý cũng không để cái quần đang mặc biến thành quần chấm bi đỏ.
Các bà các cô ngày xưa, cứ thấy ai mặc quần trắng đi chợ, thể nào cũng chỉ trỏ cười rần rần, "con này chưa tới tháng đó nha!"
Từ "quần hòe" xuất hiện ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc, do đặc thù ngôn ngữ vùng miền, dân ta nói trại lại thành "quần què" và được dùng cho tới ngày nay. Đồng thời, cũng có nhiều người hiểu sai rằng quần què là quần ống thấp ống cao, bên dài bên ngắn. Quần đó là quần cà thọt chứ đâu phải què. Cà thọt là còn đi được, què là đứng im luôn.
Nói rộng ra một chút, nếu ai có bà con dưới quê, về chơi mà nghe mấy bà già chửi câu "ngu như uống máu quần què" thì đó lại là chuyện liên quan đến "ngải yêu".
Người ta đồn đại rằng có thể luyện ngải yêu bằng cách cho người đàn ông uống máu của chu kỳ kinh nguyệt để họ mê mẫn mình suốt đời. Nên cứ hễ ai ngu ngu, khờ khờ, ai nói gì cũng tin, cũng làm theo, thì mấy bà già chửi ngay là đồ "uống máu quần què".
Thực hư chuyện "ngải yêu" ra sao, thì bữa nào rãnh rãnh kể tiếp.
Còn ba chữ "máu quần què" chắc không cần nói ra thì mọi người cũng hiểu. Đó là sự tích về cái quần què. Sau này có chửi ai "mặt mày như cái quần què" nó hỏi lại "là sao?" thì cũng biết đường mà giải thích cho nó hiểu, heng!
Việc bắt đầu như sau...
Ngày xửa ngày xưa, xưa thiệt là xưa, khi Thượng Đế chỉ mới kịp tạo ra hai đứa con người là Adam và Eva. Vì ham mê giàu sang, Eva bán đi hạnh phúc đời mình nơi vườn địa đàng, để Thượng Đế đuổi cổ hai đứa xuống mặt đất sống chung với thú cho biết mùi đau khổ.
Nhưng dù gì cũng là con mình tạo ra, bỏ không đành, Thượng Đế quyết định xuống đất coi hai đứa nó sống ra sao. Thượng Đế hóa mình vào mặt đất, nằm lặng im quan sát. Adam đi ngang, nhìn trước ngó sau rồi giở chứng "tiểu đường", tè lên mặt Thượng Đế đang nằm đó luôn,
Thượng đế giận lắm, nhưng người suy nghĩ, "Nó tè vô mặt mình, nhưng xong rồi cũng gật gật cái đầu để xin lỗi, chắc là mắc lắm nên làm liều, thôi bỏ qua cho nó."
Được một hồi sau, Eva cũng đi ngang qua chỗ đó, nhìn trước ngó sau rồi ngồi xuống "tiểu đường" y chang Adam. Nhưng lần này, Thượng Đế lại nổi trận lôi đình.
"Nó tè vô mặt mình, không biết hối lỗi mà còn nhép nhép miệng cười, đúng là hỗn hào. Từ giờ phạt nó mỗi tháng hộc máu một lần, mỗi lần vậy là mỗi đau đớn cho chừa tật."
Và thế là, cứ mỗi tháng như vậy, đàn bà lại phải chịu đau đớn, chảy máu ngay chỗ đó vì đã lầm lỡ ngày xưa. Hết chuyện!
Nói chơi cho vui, chứ chuyện kinh nguyệt của phụ nữ thì ai từng học qua giáo dục giới tính thì đều biết. Do quá trình rụng trứng, phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt là một vòng lặp khoảng 30 ngày, và mỗi lần như vậy thường có khi rất đau đớn.
Việc này kéo dài như vậy trong khoảng 35 đến 40 năm cuộc đời, trung bình ra phụ nữ phải chịu khoảng 400 đến 420 cơn đau do hành kinh. Hơi bị đau nhé!
Mặc dù, chuyện kinh nguyệt là bước đánh dấu quan trọng trong đời một người con gái, cột mốc của sự trưởng thành, nhưng lại chẳng người nào chỉ cho họ nhận thức được việc này, mà thường gắn nó vào một cái gì đó hết sức đáng xấu hổ, thậm chí là dơ bẩn, nói đến cũng ngượng ngùng mà dùng các từ khác kiểu như "nguyệt san, đèn đỏ, tới tháng..."
Thế mới thấy đàn bà khổ. Sinh ra thì cơ thể phải có như vậy, mà có thì bị người khác cho là gớm. Hệ tư tưởng Á Đông gắn chặt vào phụ nữ đến nỗi chính bản thân họ cũng tự nhận mình là "không sạch sẽ" trong khoảng thời gian mỗi tháng này.
Trong những ngày kinh nguyệt, dĩ nhiên để không xấu hổ, không để người khác phát hiện, phụ nữ phải chọn cho mình trang phục để che đậy chuyện đó. Và từ đây cái "quần què" ra đời.
Thực chất, từ gốc của "quần què" chính xác phải là "quần hòe" theo tên của một loài hoa, hoa hòe.
Hoa hòe được dùng trong đông y, đặc biệt có khả năng cầm máu, chống rong kinh ở phụ nữ. "Mặc quần hòe" là một từ ngày xưa được dùng để chỉ việc người phụ nữ đang trong tháng kinh nguyệt và muốn qua cho nhanh khỏi giai đoạn này. "Quần hòe" may bằng vải màu sẫm, thường là màu đen, để lỡ có khi sơ ý cũng không để cái quần đang mặc biến thành quần chấm bi đỏ.
Các bà các cô ngày xưa, cứ thấy ai mặc quần trắng đi chợ, thể nào cũng chỉ trỏ cười rần rần, "con này chưa tới tháng đó nha!"
Từ "quần hòe" xuất hiện ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc, do đặc thù ngôn ngữ vùng miền, dân ta nói trại lại thành "quần què" và được dùng cho tới ngày nay. Đồng thời, cũng có nhiều người hiểu sai rằng quần què là quần ống thấp ống cao, bên dài bên ngắn. Quần đó là quần cà thọt chứ đâu phải què. Cà thọt là còn đi được, què là đứng im luôn.
Nói rộng ra một chút, nếu ai có bà con dưới quê, về chơi mà nghe mấy bà già chửi câu "ngu như uống máu quần què" thì đó lại là chuyện liên quan đến "ngải yêu".
Người ta đồn đại rằng có thể luyện ngải yêu bằng cách cho người đàn ông uống máu của chu kỳ kinh nguyệt để họ mê mẫn mình suốt đời. Nên cứ hễ ai ngu ngu, khờ khờ, ai nói gì cũng tin, cũng làm theo, thì mấy bà già chửi ngay là đồ "uống máu quần què".
Thực hư chuyện "ngải yêu" ra sao, thì bữa nào rãnh rãnh kể tiếp.
Còn ba chữ "máu quần què" chắc không cần nói ra thì mọi người cũng hiểu. Đó là sự tích về cái quần què. Sau này có chửi ai "mặt mày như cái quần què" nó hỏi lại "là sao?" thì cũng biết đường mà giải thích cho nó hiểu, heng!
Comments
Post a Comment