Alexandre de Rhodes "Cha Đắc Lộ" (1591 - 1660) là một nhà truyền giáo dòng Tên người Avignon và một nhà ngôn ngữ học. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh.
==========
Nguồn xem thêm : https://www.ignatianspirituality.com/ignatian-voices/16th-and-17th-century-ignatian-voices/alexandre-de-rhodes-sj
==========
1.CHA ALEXANDRE DE RHODES - GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ - KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ
Năm 1651, chữ Quốc Ngữ do Cha Alexandre de Rhodes (giáo sĩ Đắc-Lộ) cưu mang, chính thức ra đời tại nhà in Vatican. Đó là cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA, Nhân dịp cử hành 300 năm ngày qua đời của Cha Đắc-Lộ, nguyệt san MISSI (Magazine d'Information Spirituelle et de Solidarité Internationale) do các Cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, dành trọn số tháng 5 năm 1961 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc-Lộ, nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ nói chung và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng.
Cha Đắc-Lộ qua đời ngày 5-11-1660, tại thành phố Ispahan, bên Ba-Tư, tức là sau 15 năm chính thức bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ quốc ngữ với tựa đề: ”Khi cho Việt-Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes đưa Việt-Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.
Tiếp đến, tờ MISSI viết:
... Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, Cha Alexandre de Rhodes đã giải phóng nước Việt Nam.
... Thật vậy, giống như Nhật-Bản và Triều-Tiên, người Việt-Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều-Tiên mới chế biến ra chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.
... Trong khi đó, người Tàu của Mao-Trạch-Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La-tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn Cha Alexnadre de Rhodes Đắc-Lộ, tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ!
... Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng Cha Đắc-Lộ khởi xướng ra chữ quốc ngữ. Trước đó, các Cha Thừa Sai dòng Tên người Bồ-Đào-Nha ở Macao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La-tinh rồi. Tuy nhiên, Cha Đắc-Lộ là người đưa công trình chế biến chữ quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.
... Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời Cha Đắc-Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, bắt đầu dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi Cha Đắc-Lộ đến Việt Nam, có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi. Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ trước tiên là công trình chung của các Nhà Thừa Sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Cha Đắc-Lộ khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các Nhà Truyền Giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân tộc Việt-Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ quốc ngữ này vậy!
-
2.Về phần Cha Đắc-Lộ, chính Cha viết về ngôn ngữ của một dân tộc mà Cha rất mộ mến như sau:
- Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế! Thêm vào đó, tôi thấy hai Cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có Cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của Cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai Cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.
... Đức Chúa GIÊSU ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: ”Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước THIÊN CHÚA là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì THIÊN CHÚA sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên Trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế .. Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho cho kẻ ghét anh em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh em má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh em, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh em, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy .. Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác”
Xin Hết
Comments
Post a Comment