Khi tìm được những hình ảnh và đoạn video này ( https://youtu.be/4ajMWnkjOcQ ), tôi thật sự bị sốc, đó là một cú sốc tiếc nuối cho sự phát triển của Saigon nói riêng và Việt Nam nói chung. Không biết nói gì hơn về việc này, có lẽ những hình ảnh, thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu được một phần nào về câu nói "Saigon hòn ngọc Viễn Đông"
Tự trải nghiệm, tự so sánh và ngẫm nghĩ bạn sẽ thấy được một sự tiếc nuối trong cảm xúc riêng của bạn. Hãy xem, chia sẻ và thể hiện quan điểm của bạn, Sài Gòn Vi Vu muốn lắng nghe những lời nói, ý kiến của các bạn, những người công dân trẻ dành một vài phút nghĩ về nơi mình đang sống.
Siêu thị Nguyễn Du nằm trong khuôn viên của Tổng Cuộc Thực Phẩm Quốc Gia, tại số 42 Chu Mạnh Trinh Q1. Khu đất này có diện tích là 3.000 m2.
Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại VN các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.
Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở VN chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.
Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm...”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.
Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.
Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở VN bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.
Có thể tìm và đọc thêm cuốn Sài Gòn chuyện đời của phố của tác giả Phạm Công Luận để biết rõ thêm.
Tổng Cuộc Thực Phẩm Quốc Gia & Siêu thị Nguyễn Du trước 1975, đường Chu Mạnh Trinh, Q1 Sau 1975 là trụ sở Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam (VINAFOOD 2) Số 42 Chu Mạnh Trinh Q1
Một siêu thị mini xuất hiện sau siêu thị Nguyễn Du, khoảng đầu thập niên 1970, giống hình thức cửa hàng tiện lợi ngày nay
Khu xẻ thịt đóng gói theo loại
Thẻ hội viên giống thẻ thành viên bây giờ, chỉ khác thể loại card
Khu hoa quả.
Nghệ sĩ Kiều Chinh đến mua sắm tại Siêu thị Nguyễn Du
Các bà các cô là công tư chức với trang phục áo dài đến mua sắm tại Siêu thị Nguyễn Du sau giờ làm việc
Anh Lê Văn Sâm, vị khách thứ 100 ngàn của Siêu thị Nguyễn Du nhận quà tặng của Ban giám đốc siêu thị
Bố trí bên trong siêu thị không khác siêu thị ngày nay.
Tự trải nghiệm, tự so sánh và ngẫm nghĩ bạn sẽ thấy được một sự tiếc nuối trong cảm xúc riêng của bạn. Hãy xem, chia sẻ và thể hiện quan điểm của bạn, Sài Gòn Vi Vu muốn lắng nghe những lời nói, ý kiến của các bạn, những người công dân trẻ dành một vài phút nghĩ về nơi mình đang sống.
Siêu thị Nguyễn Du nằm trong khuôn viên của Tổng Cuộc Thực Phẩm Quốc Gia, tại số 42 Chu Mạnh Trinh Q1. Khu đất này có diện tích là 3.000 m2.
Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại VN các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.
Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở VN chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.
Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm...”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.
Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.
Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở VN bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.
Có thể tìm và đọc thêm cuốn Sài Gòn chuyện đời của phố của tác giả Phạm Công Luận để biết rõ thêm.
Comments
Post a Comment